Zona thần kinh thường xuất hiện khi chuyển mùa với mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời thì có thể để lại một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy zona thần kinh là gì, cách điều trị như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của bigbendcoffee.com để được giải đáp chi tiết nhé.
I. Bệnh zona thần kinh là gì?
Zona thần kinh hay còn được gọi với tên khác là giời leo, đây là bệnh do virus thủy đậu gây ra. Bệnh này có thể xảy ra ở những người đã từng bị thủy đậu hoặc tiêm vắc xin phòng thủy đậu. Nguyên nhân là do virus vẫn còn tồn tại trong các dây thần kinh, sau thời gian dài khi gặp điều kiện thuận lợi thì virus sẽ tái hoạt động trở lại.
Virus lây lan nhanh chóng theo các dây thần kinh, sau đó bộc phát ở những vùng da tương ứng khu vực dây thần kinh đó, gây ra tình trạng phát ban đỏ, ngứa ngáy, đau đớn. Thời gian điều trị zona thần kinh kéo dài khoảng 2 -3 tuần.
Bệnh zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm nên có khả năng lây truyền từ người sang người. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bị zona thần kinh thì bạn sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao.
- Đối với người chưa tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu, chưa bị thủy đậu thì có nguy cơ bị bệnh này trước, sau khi lành có thể bị zona thần kinh.
- Những người tiêm phòng ngừa vẫn có khả năng bị zona thần kinh khi hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Với trường hợp người đã mắc thủy đậu thì sẽ không bị nhiễm zona thần kinh từ người bệnh.
II. Những triệu chứng thường gặp của zona thần kinh
Khi bị zona thần kinh, thường bệnh thường có biểu hiện sốt, đau đầu, người mệt mỏi và da sẽ nổi ban đỏ. Những vết ban đỏ này sẽ biến thành mụn nước và mọc thành từng đám.
Ở giai đoạn đầu, mụn nước sẽ căng lên và có dịch ở trong. Sau vài ngày, chúng sẽ chuyển màu và dần hóa thành mủ. Cuối cùng, khi bị vỡ, chúng sẽ hình thành các vảy và bong troc dần sau khi khô lại. Sau khoảng 2-4 tuần khi da đã lành lại nhưng người bệnh vẫn cảm thấy đau nóng.
Tuy zona thần kinh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng. Vậy biến chứng có thể xảy ra khi bị zona thần kinh là gì?
- Phát ban ở vùng mắt, nếu không được điều trị đúng cách có thể gây tổn thương mắt, thậm chí là mù lòa.
- Da bị sưng đỏ, khi chạm vào sẽ cảm thấy đau.
- Đau một bên tai dữ dội hoặc gây mất thính giác, vị giác.
- Đặc biệt, biến chứng hay gặp nhất là đau thần kinh sau zona.
III. Nguyên nhân gây ra zona thần kinh
Như đã chia sẻ, zona thần kinh là bệnh do virus thủy đậu gây ra. Sau khi hồi phục từ bệnh thủy đậu thì virus này vẫn tồn tại trong hệ thần kinh. Nếu gặp điều kiện thích hợp thì virus này sẽ tái hoạt trở lại và di chuyển theo đường thần kinh, gây ra zona thần kinh.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân khiến virus thủy đậu này tái phát trở lại. Song, tình trạng này có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Vậy những yếu tố làm tăng nguy cơ bị zona thần kinh là gì?
- Độ tuổi: zona thần kinh thường gặp ở những người lớn tuổi. Theo ước tính, khoảng 50% người trên 60 tuổi sẽ bị zona thần kinh.
- Lây từ người khác: Nếu bạn tiếp xúc với người mắc zona thần kinh thì có nguy cơ nhiễm virus cao. Virus này sẽ khiến bạn bị thủy đậu trước, sau đó mới đến zona thần kinh.
- Hệ miễn dịch suy yếu: người bị ung thư, cấy ghép nội tạng, bị HIV/AIDS… có nguy cơ mắc zona thần kinh cao do sức đề kháng của cơ thể với virus bị suy giảm.
IV. Điều trị zona thần kinh như thế nào?
Khi phát hiện những dấu hiệu của zona thần kinh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và có cách điều trị tốt nhất. Bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc chống zona thần kinh để ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Nếu người bệnh có tình trạng bội nhiễm thì cần dùng kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn, chống phù nề. Trong trường hợp những cơn đau kéo dài khiến cho người bệnh mất ngủ thì cần sử dụng thuốc giảm đau, giảm ngứa. Bên cạnh đó, người cần có thể sử dụng thuốc bôi kháng viêm, chống virus cho những vùng da mọc mụn nước.
Để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm, người bị zona thần kinh nên hạn chế các loại thực phẩm:
- Giàu chất béo, bởi vì chúng sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn cũng như bệnh lâu khỏi.
- Đồ uống có cồn sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến virus lây lan nhanh hơn.
- Ngũ cốc tinh chế sẽ khiến lượng đường trong máu tăng làm vết phỏng lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm dưới đây để nhanh chóng hồi phục:
- Thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng
- Bổ sung nhóm vitamin B6, B12
- Thực phẩm giàu lysine có nhiều trong pho mát, cá, sữa…
VI. Những lưu ý để tránh lây nhiễm zona thần kinh
Để tránh lây lan bệnh cho người khác cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi chăm sóc vùng da bị mụn nước, tổn thương.
- Nên mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để không cọ xát vùng mụn nước, tránh làm mụn nước bị vỡ.
- Hạn chế tiếp xúc với người chưa tiêm phòng thủy đậu, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang bầu.
- Cách phòng bệnh tốt nhất chính là tiêm vắc xin phòng thủy đậu, chúng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc zona thần kinh, tăng sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
Nhìn chung, zona thần kinh không quá nguy hiểm nhưng cũng gây ra nhiều sự bất tiện cho người bệnh. Vì thế, mỗi người cần phải hiểu rõ zona thần kinh là gì để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã có thêm thông tin cần thiết về căn bệnh này, cũng như chủ động tiêm phòng thủy đậu để ngăn ngừa tốt nhất.