Chân vòng kiềng là gì? Cách nhận biết chân vòng kiềng

posted in: Là gì | 0
Chân vòng kiềng là dị tật phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy tình trạng này không gây đau đớn, nhưng nếu không được điều trị sớm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy chân vòng kiềng là gì, nguyên nhân bị chân vòng kiềng như thế nào, có điều trị khỏi được không? Hãy giải đáp chi tiết những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

I. Chân vòng kiềng là gì?

Chân vòng kiềng là tình trạng hai đầu gối không thể chạm vào nhau
Chân vòng kiềng là tình trạng một hoặc hai chân bị cong vòng ra phía bên ngoài, ngay cả khi áp sát mắt cá chân bên trong thì hai đầu gối vẫn có xu hướng hướng ra xa và trục của 2 chân sẽ tạo thành hình vòng.
Tình trạng chân vòng kiềng được chia thành 2 loại là chân vòng kiềng sinh lý và bệnh lý.
Chân vòng kiềng xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, do khi ở trong bụng mẹ chân trẻ bị co lại bởi không gian chật chội. Thông thường, trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng thì không cần phải điều trị. Chân của trẻ sẽ duỗi thẳng khi biết đi thường là từ 12 đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ trên 2 tuổi mà chân bị vòng kiềng thì cần liên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

II. Nguyên nhân bị chân vòng kiềng

Theo các nghiên cứu, có đến 80% trẻ sơ sinh trong năm đầu bị chân vòng kiềng do không gian tử vong của mẹ chật hẹp, điều đó khiến chân của trẻ phải co vào trong. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chân vòng kiềng là triệu chứng của một số bệnh lý. Vậy những nguyên nhân khiến chân vòng kiềng là gì?

1. Còi xương

Tình trạng còi xương xảy ra ở trẻ khi bị thiếu hụt vitamin D hoặc thiếu ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Những trẻ bị còi xương thường có xương mềm, yếu hơn bình thường nên không thể chịu được trọng lượng của cơ thể trong việc đi lại, điều này đã dẫn đến xương bị cong, gây ra chân bị vòng kiềng.

2. Bệnh Blount

Bệnh Blount là tình trạng ống chân của trẻ phát triển bất thường. Những trẻ bị bệnh blount, chân rất dễ bị uốn cong gây ra chân vòng kiềng khi tập đi hoặc muộn hơn.
Căn bệnh này không chỉ khiến chân bị vòng kiềng mà còn khiến trẻ gặp những vấn đề liên quan đến khớp gối.

3. Do bệnh lùn

Chân vòng kiềng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân
Chiều cao của trẻ được quyết định do nhiều yếu tố khác nhau, song bệnh lùn là mối rối loạn liên quan đến tăng trưởng xương. Chúng khiến xương của trẻ không phát triển được và cũng là một trong những nguyên nhân gây chân vòng kiềng.

4. Bệnh Paget

Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Dù Paget phổ biến ở người lớn tuổi nhưng nếu trẻ nhỏ mắc bệnh này cũng có nguy cơ khiến chân vòng kiềng.

5. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến chân vòng kiềng có thể kể đến như ngộ độc flo, ngộ độc chì, xương phát triển bất thường…
Những nguyên nhân bệnh lý gây chân vòng kiềng có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát tốt bệnh lý. Song chân vòng kiềng có thể do yếu tố bẩm sinh, rối loạn tăng trưởng xương nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

III. Cách nhận biết chân vòng kiềng

Khi trẻ tập đi tình trạng chân vòng kiềng sẽ được khắc phục
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chân vòng kiềng thường xuất hiện khi trẻ tập đi. Trong giai đoạn này, bạn cần phải chú ý đến những dấu hiệu như sau:
  • Chân trẻ có những biểu hiện như tê nhức, đau chân khiến trẻ gặp khó khăn khi đi lại.
  • Hai chân không đối xứng.
  • Sau khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra việc chân trẻ có bị vòng kiềng hay không bằng cách sau:
  • Để trẻ nằm ngửa, sau đó duỗi thẳng hai chân sao cho 2 mắt cá chân sát lại với nhau.
  • Tiếp đó, bạn tiến hành đo khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ tịa vị trí lồi cầu của xương đùi.
  • Nếu khoảng cách đo được giữa 2 đầu gối nhỏ hơn 10 cm thì xương chi dưới của trẻ phát triển bình thường. Nếu khoảng cách đo được lớn hơn 10cm thì có thể trẻ chân trẻ bị vòng kiềng.

IV. Nên làm gì khi trẻ bị chân vòng kiềng?

Với những trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng trong tháng đầu đời sau sinh thì cha mẹ không nên quá lo lắng. Hầu hết, đến khi trẻ tập đi thì chân sẽ trở lại trạng thái bình thường. Thế nhưng, cha mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng càng sớm càng tốt.

1. Chế độ dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ được ăn uống lành mạnh, đủ chất thì xương sẽ phát triển tốt hơn. Trong đó, canxi, vitamin D, khoáng chất và các loại protein có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của xương.
Vậy nên, bạn hãy bổ sung đầy đủ nhóm dưỡng chất này cho trẻ kể cả trả có hay chưa có biểu hiện chân vòng kiềng.

2. Hiểu rõ về tình trạng trẻ bị chân vòng kiềng

Cha mẹ cần theo dõi hoạt động đi lại của trẻ
Muốn khắc phục đúng cách cho trẻ bị chân vòng kiềng thì cha mẹ cần hiểu được nguyên nhân, sự phát triển, biểu hiện… liên quan. Đa số trẻ bị chân vòng kiềng sẽ được cải thiện theo thời gian trong những năm tháng đầu đời, song bạn cũng cần theo dõi những trường hợp sau phải đưa trẻ đi thăm khám:
  • Đi khập khiễng.
  • Một chân của trẻ bị vòng kiềng.
  • Khi vận động, hay đứng thẳng, đi lại bằng chân thì trẻ cảm thấy đau.
  • Chân trẻ cong nhanh trong khoảng thời gian ngắn
  • Chân vòng kiềng phát triển muộn, khi trẻ khoảng 5-7 tuổi hoặc lớn hơn.

3. Kiểm soát cân nặng của trẻ

Ngoài những biện pháp khắc phục, nắn chỉnh hay luyện tập thì cha mẹ cũng cần kiểm soát cân nặng của bé. Nếu cân nặng quá lớn sẽ làm tăng áp lực cho xương, ảnh hưởng đến sự phát triển của chi dưới cũng như nguy cơ bị chân vòng kiềng.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi phát triển, trẻ cần được ăn uống đầy đủ chất dưỡng thay vì cho trẻ ăn quá nhiều loại thực phẩm, món ăn mà bé thích. Bởi vì tăng cân quá mức không chỉ khiến chân vòng kiềng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ chân vòng kiềng là gì, cũng như một số phương pháp phòng ngừa và điều trị chân vòng kiềng ở trẻ nhỏ. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức, thông tin bổ ích về sức khỏe. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.